Marketing

Khi nào bạn cần branding và khi nào cần marketing?

“Thương hiệu- Brand” là một trong những từ bị lạm dụng quá mức hoặc hoàn toàn bị hiểu lầm nhiều nhất. Trong cả hai trường hợp, nó sẽ không mang lại cho bạn bất kỳ lợi ích nào chừng nào bạn biết nó là gì, tại sao bạn cần nó và cách sử dụng nó như thế nào.

Rốt cuộc, thương hiệu là gì, làm thế nào để tôi sở hữu một thương hiệu có thể giúp tôi thành công?  

Một chủ doanh nghiệp nhỏ gần đây liên hệ với tôi nói rằng họ đang tìm kiếm tư vấn về “marketing”- một băn khoăn thường nhật. Tôi nói với họ điều tôi luôn nói với mọi người khi hỏi câu hỏi này: “Chúng tôi không cung cáp dịch vụ marketing; chúng tôi xây dựng các thương hiệu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ”. Nhưng họ cũng nhanh chóng đáp lại: “Ồ không, đây mới là những thứ chúng tôi cần. Chúng tôi muốn đầu tư nhiều hơn vào marketing để có nhiều khách hàng hơn, nhưng không biết diễn đạt như thế nào, vì vậy tôi cần hỗ trợ về thương hiệu và thông điệp của mình”.

Vậy đây là cuộc trò chuyện về thương hiệu hay marketing?

Làm cách nào để các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ như những người tôi nói chuyện biết họ nên yêu cầu và đầu tư vào dịch vụ nào?

Tôi có thể nói với bạn luôn đây là một bài viết về thương hiệu, nhưng nó cũng sẽ đề cập đến marketing, bởi vì bạn không thể nào bàn luận về cái này mà không nhắc đến cái kia. Hãy cùng bàn về cả hai.

Branding và marketing: Câu chuyện tổng quan dài nhưng cần thiết

Branding và marketing là những khái niệm vô cùng lớn, khó nắm bắt và có chồng chéo lên nhau đển mức không dễ để xác định ranh giới giữa từng mảng. Mặc dù không ít thông tin về hai khái niệm này tại các blog, podcast, sách vở, nhưng có vẻ hầu hết các doanh nhân và người làm nghề tự do (freelancer) mà tôi gặp vẫn không rõ chính xác branding là gì, nó khác với marketing như thế nào và cả hai nên hỗ trợ nhau ra sao để tăng doanh số bán hàng.

Hai khía cạnh này cùng phối hợp với nhau để tạo ra kết quả tốt nhất, và không có mảng nào có thể hiệu quả nếu không được hỗ trợ bởi mảng kia.

Hầu hết mọi người tập trung vào định nghĩa của brand: Đó là sứ mệnh của bạn, tại sao bạn khác biệt, mọi người nghĩ gì về bạn, mọi người nói gì về bạn, có điều gì trong bộ sưu tập tất cả tài liệu marketing và điểm chạm khách hàng. Đó là mảnh cuối cùng của một giải thích đơn giản nhất về thương hiệu, nhưng với tôi, đó là những thứ ít hữu ích nhất với doanh nghiệp của bạn.

Hãy định nghĩa “brand” không phải trong môi trường chân không, mà trong mối quan hệ với “người bạn tốt nhất” của nó: marketing.

Hãy coi thương hiệu của bạn như nền móng của một ngôi nhà. Nền móng càng vững chắc, ngôi nhà bạn xây dựng sẽ càng vững bền. Xây nhà trên một nền móng yếu, ngôi nhà của bạn sớm muộn sẽ bị đổ. Nền móng vững chắc đã có, nhưng bạn không có nhà…. Ồ, xin lỗi nhưng bạn là người vô gia cư.

Cũng giống như marketing và branding, bạn cần cả hai. Và càng tập trung vào cả hai, bạn sẽ càng có cả hai trụ cột và ngôi nhà vững chắc cũng như càng ‘tận hưởng” việc ở trong nhà (doanh nghiệp) của mình hơn.

Ngoài ra (theo cách tiếp cận của Marie Kondo- ví von với ngôi nhà), bạn sẽ chỉ muốn “trang trí” ngôi nhà của mình với những thứ có thể mang thêm giá trị hoặc niềm vui. Ngược lại, việc thêm đồ vật sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên lộn xộn, kém hiệu quả và phức tạp đến mức mọi người không thể nhìn thấy thiết kế hoạch ý định ban đầu của bạn.

Okay, thế là đủ về câu chuyện “ngôi nhà”.

Tại sao marketing không thể tồn tại nếu thiếu branding, và ngược lại?

Hầu hết mọi người đều đi thẳng đến với marketing. Họ thuê một marketing agency, bỏ qua yếu tố xây dựng thương hiệu vì họ cần doanh số ngay lập tức, từ đó, việc xây dựng thương hiệu giống như một thứ “có thì tuyệt hơn”.

Tôi hiểu điều này, nhưng điều đó cũng giống như khi mọi người gọi cho tôi và nó “Tôi thực sự chỉ cần doanh số bán hàng, vì vậy tôi sẽ xây dựng một sản phẩm tạo ra thu nhập thụ động và bán nó”- như thể đó là giải pháp tạm thời. (Ồ, chúc bạn may mắn” ai cũng có thể cần lời chúc đó khi có thể thành công trong việc xây dựng một sản phẩm như vậy. Tôi lạc đề mất rồi).

Nó cũng tương tự như việc làm marketing mà không làm thương hiệu. Cố gắng tiếp thị một mô hình kinh doanh với không tiếng nói rõ ràng, không trọng tâm, không thông điệp hoặc đưa ra lý do tại sao bạn tốt hơn những đối thủ khác (bên cạnh việc bạn quan tâm nhiều hơn đến khách hàng, chà), và bạn sẽ tiêu tốn không ít tiền bạc, thời gian để thu về kết quả bằng không và rồi nghĩ rằng toàn bộ “thứ marketing này” không hiệu quả.

Nhưng điều này cũng áp dụng cho việc xây dựng thương hiệu mà không có kế hoạch đầu tư cho các hoạt động marketing của bạn.

Marketing có thể chỉ đơn giản là việc gọi cho tất cả những người bạn biết và nói với họ về thương hiệu của bạn. Đó không phải là phương pháp tiếp thị hiệu quả nhất, nhưng khi bạn cần bán hàng và bạn có danh sách những người bạn biết, thích và tin tưởng bạn, đó là cách dễ nhất để có được họ.

Và nếu bạn không có danh sách của những người như vậy, công việc duy nhất của bạn lúc đó sẽ là làm việc với những người để phát triển danh sách đó càng sớm càng tốt.

Việc xây dựng thương hiệu cần nhiều công việc và tìm hiểu về những sự thật ngầm hiểu hơn để hiểu ai là người bạn đang cố gắng phục vụ, làm sao để họ muốn nhìn thấy bạn và làm sao để bạn kết nối dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp mình với họ. Nó không đơn thuần là tạo ra một thương hiệu khác biệt chỉ đúng để trở nên khác biệt?!!

Nó có nghĩa là tập trung vào điều gì khiến bạn trở nên tuyệt vời, tập trung vào lý do tại sao mọi người muốn thuê bạn trong quá khứ và tại sao họ muốn tiếp tục thuê bạn trong tương lai. Và rồi, bạn sẽ tận dụng điều đó và biến nó thành một thương hiệu đáng chú ý, đáng nhớ, có thể chia sẻ, có thể thực hiện hoạt động marketing của bạn từ điểm này đến điểm khác và xâu chuỗi để tạo ra những kết nối phù hợp.

Và một khi bạn đã nắm bắt được thông điệp thương hiệu của mình, nó có thể và nên trở thành định hướng để dẫn dắt tất cả các nỗ lực tiếp thị của bạn, từ đó thương hiệu của bạn sẽ nhất quán trong tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.

Một nền tảng vững chắc + Sự nhất quán = Thành công

Không phải ai cũng hóa ra sở hữu một thương hiệu đối lập như “Thiết kế tồi tệ nhất” như công ty của tôi, và điều đó hoàn toàn ổn cũng nhưà không có nghĩa là bạn không thể có được thành công rực rỡ.

Tôi dạy mọi người cách xây dựng thương hiệu nổi bật giữa đám đông trong chương trình Bootcamps trực tuyến của tôi. Một số kết quả còn điên rồ hơn những kết quả khác, và bạn đừng bao giờ xây dựng thương hiệu với mục tiêu rõ ràng và duy nhất là khác biệt và hy sinh tính xác thực cũng như sự thật trong quá trình này!

Cụ thể và tập trung là quan trọng nhất. Và dựa trên nền tảng vững chắc đó, bạn có thể ghi lại thông điệp thương hiệu của mình, lặp lại và nhân đôi nó mọi lúc. Tìm cách để mọi người nhìn thấy thông điệp thương hiệu tập trung và cụ thể của bạn và tương tác với nó nhiều lần, nhất quán. Không cần phải tỏ ra hay gồng mình để trở nên điên rồ, khác biệt ở thế giới này – đặc biệt nếu đó không phải là bạn.

Nhưng thương hiệu của bạn cần được mọi người nhìn thấy và lặp đi lặp lại.

Hoặc nếu không, ngôi nhà bạn sẽ sống sẽ là một tấm bê tông không có mái che.

Nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu có hiệu quả, đừng chỉ nhúng tay vào. Hãy cam kết với nó bằng tất cả những gì bạn có – ăn, ngủ, thở và sống cùng thương hiệu của bạn và điều đó sẽ khiến người khác muốn ít nhất một phần đam mê đó. Ngay cả khi bạn đang ở trong một ngành mà bạn tin rằng có thể xây dựng thương hiệu theo một cách nhất định, bạn có thể đang không nhìn ra cơ hội to lớn ngay trước mắt để tạo ra tác động sẽ tiếp tục giúp xây dựng giá trị cho doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn muốn thực hiện một cách tiếp cận khác đối với các cơ hội thương hiệu của doanh nghiệp mình để bạn có thể tự do hơn trong cuộc sống của mình, thì bước đầu tiên là biết mức giá mục tiêu của bạn là bao nhiêu.

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/piasilva/2019/02/06/when-you-need-branding-and-when-you-need-marketing/?sh=bf0e8337dee0

Linh Đàm

Bài viết đồng thời được đăng tải trên Medium.

—————————————————–

Bài viết thuộc bản quyền Linhdam.Co. Chào đón chia sẻ của độc giả.

Riêng với chia sẻ vì mục đích thương mại, đăng bài trên báo mà chưa có sự đồng ý của tác giả là KHÔNG ĐƯỢC PHÉP. Quý đối tác/bạn đọc có nhu cầu liên hệ với Linh về bản quyền, cơ hội hợp tác, hoạt động thương mại, vui lòng email tới info@linhdam.co hoặc linhngocdam@gmail.com.

1 Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ทีเด็��