Sẽ ra sao nếu thương hiệu cũng giống như con người?
Thử tưởng tượng một bữa tiệc cocktail có sự tham gia của các thương hiệu quen thuộc hàng ngày với bạn. Một số đứng một mình ở một góc, một số hào hứng níu tay áo ta và đem đến một khoảng thời gian tuyệt vời. Tất nhiên ta sẽ né tránh những “người bạn” thương hiệu tự cao và huênh hoang vỗ ngực. Chúng ta sẽ muốn bên cạnh những thương hiệu có điều gì đó để nói. Nếu những thương hiệu này cũng quan tâm đến chúng ta và là một người biết lắng nghe…
Chà, một mối quan hệ tốt đẹp là điều hoàn toàn có cơ sở.
Chào mừng bạn đến với là “Kỷ nguyên của khách hàng”
Trong kỷ nguyên này, câu hỏi quan trọng để xây dựng thương hiệu đã trở thành: Liệu thương hiệu của bạn có giá trị cốt lõi – có tâm hồn – để thu hút đúng khách hàng mục tiêu không? Nó có kể những câu chuyện phù hợp theo đúng cách để khách hàng bị thu hút và muốn nhiều hơn nữa không? Nó có đủ trung thực để nói về sự không hoàn hảo của nó không? Nó có nỗ lực để hoàn thành điều gì đó truyền cảm hứng cho người khác hay không? Đây- mới là những tiêu chí cần thiết cho một thương hiệu có liên quan đến khách hàng ngày nay!
Thật không may, quá nhiều CMO bị phân tâm bởi những hứa hẹn của các công cụ và kỹ thuật tiếp thị.
Nhiều người đã quên mất tầm quan trọng của thương hiệu khi họ bị cuốn vào sự phức tạp ngày càng tăng của việc xây dựng một chiến lược tiếp thị tích hợp, sau đó triển khai để nó thực sự hoạt động. Động lực để có kết quả ngay lập tức và có lợi tức ngay trên mỗi khoản đầu tư trở thành nỗi ám ảnh. Sau đó, việc tối ưu hóa hoạt động tiếp thị để nó hoạt động tốt hơn trở nên tiêu tốn toàn bộ thời gian.
Chẳng bao lâu nữa, tiếp thị sẽ bắt đầu giống như con chuột chạy cuốn theo vòng bánh xe: Không có điểm kết thúc trong tầm nhìn và không có đủ nguồn lực hay thời gian để làm bất kỳ điều gì mới.
Khi các CMO tập trung vào tiếp thị và công nghệ, các báo cáo phễu bán hàng và ROI của họ, họ thường mắc một sai lầm đắt giá mà không đủ nhận thức về sai lầm này. Họ đang mặc cho thương hiệu của mình những bộ đồ lộng lẫy và đưa thương hiệu của họ đến những bữa tiệc xa hoa, đứng bên cạnh khách hàng và chẳng còn gì để nói. Khách hàng, cũng dễ hiểu, đành phải làm quen với đối thủ của họ.
Hầu hết chúng ta quan tâm đến việc nuôi dưỡng các mối quan hệ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người của chúng ta và vị trí mà chúng ta có thể và nên có trên thế giới. Đây là những gì mà các thương hiệu có linh hồn nhất, tốt nhất đang làm. Họ tương tác với chúng ta và làm chúng ta cảm thấy tốt hơn. Họ làm vậy bằng cách kể các câu chuyện để khiến chúng ta cảm thấy mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, bình yên hơn, yêu đời hơn- hoặc bất cứ điều gì mà lời hứa thương hiệu tập trung vào.
Và ngày nay, những thương hiệu mà mọi người muốn kết bạn nhất cũng có khả năng lắng nghe. Họ quan tâm tới những gì mà chúng ta nói. Họ trả lời. Chúng ta cảm thấy thương hiệu thích chúng ta. Chúng ta tin tưởng họ.
Trong những ngành rất khó để nói rõ lợi thế của sản phẩm- vì câu chuyện mang tính kỹ thuật cao hoặc có lẽ vì đơn giản là chẳng có nhiều điều để nói- việc thương hiệu thể hiện những nguyên tắc và lời hứa hấp dẫn mà khách hàng có thể tin tưởng chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn thế. Thể hiện những điều này theo cách sáng tạo để thu hút sự chú ý và chiếm được trái tim và tâm trí của khách hàng, là nền tảng của tiếp thị thành công.
Thật kỳ lạ làm sao, nó thường bị bỏ qua.
Những thương hiệu thành công sẽ chiến thắng vì sự kết nối sâu sắc mà khách hàng cảm nhận được. Có sức mạnh to lớn trong mối liên hệ đó. Và nó đáng để đầu tư và bảo vệ. Một khách hàng nhận thấy một thương hiệu thú vị và hấp dẫn sẽ lắng nghe những gì nó nói. Nếu bạn quản lý mối quan hệ đúng cách, khách hàng sẽ thích ở bên bạn hơn là đối thủ của bạn. Một khách hàng cảm thấy có mối liên hệ cá nhân với thương hiệu của bạn sẽ tiến xa hơn để có được những gì bạn bán. Khách hàng đó sẽ trả nhiều tiền hơn, chờ đợi lâu hơn và vâng- thậm chí hy sinh chất lượng để có được thứ họ muốn: BẠN.
Tóm lại: Sự thể hiện thương hiệu mạnh mẽ khiến khách hàng trung thành. Khi được thực hiện đúng, nó cũng cho thấy rằng sự điên cuồng đang diễn ra để tạo ra ngày càng nhiều nội dung và triển khai công nghệ tiếp thị ngày càng tốt hơn, ít quan trọng hơn.
Khi một thương hiệu có linh hồn, nó có sức hấp dẫn riêng. Nó có giọng nói mà khách hàng muốn nghe. Nó có một tính cách và đặc điểm cho phép mọi người tha thứ, khi cần thiết, trong khi vẫn trung thành. Khi thương hiệu của bạn có linh hồn, nhân viên của bạn sẵn sàng nói về nó và bảo vệ nó. Họ tự hào là một phần của nó.
Các CMO muốn biết cách đo lường những lợi ích thương hiệu này. Họ muốn biết cách chứng minh rằng đầu tư vào việc tạo ra một thương hiệu phù hợp sẽ thông minh hơn việc mua một công cụ truyền thông xã hội mới hoặc gói phân tích dữ liệu lớn mới.
Thật khó để thuyết phục BOD hoặc kế toán tin tưởng vào các khoản đầu tư thương hiệu. Thậm chí còn khó hơn để có sự liên kết trong tổ chức về trọng tâm cần thiết để xác định những gì công ty đại diện và quan trọng hơn, những gì công ty không đại diện. Hầu hết các thước đo thành công trong xây dựng thương hiệu chỉ có được sau khi đã đầu tư xong.
Chúng ta có thể đánh giá trạng thái hiện tại của một thương hiệu và đưa ra các giả định về tiềm năng cải tiến dựa trên nỗ lực của các thương hiệu khác, nhưng cần có linh hồn thực sự, cũng như lòng dũng cảm từ chính phía ban lãnh đạo công ty để truyền phẩm chất đó vào thương hiệu mà họ tâm huyết.
Linh Đàm
Nguồn: Chief Marketer
Your article gave me a lot of inspiration, I hope you can explain your point of view in more detail, because I have some doubts, thank you.