Bạn nghĩ gì- về một quả cam vỏ xanh dương?
Sáng tạo, đôi khi được coi là hoạt động xa xỉ “nên-làm-khi-bạn-có-không-gian, và-thời-gian”, hoặc khi ta được tiếp xúc với những trải nghiệm mới mẻ. Nhưng trong thời điểm đại dịch như hiện tại, nhiều thói quen của chúng ta dù cố gắng thay đổi vẫn có thể trở nên nhàm chán và đoán trước được. Vậy, đành đầu hàng với Covid hay nên lật ngược lại vấn đề và trở nên sáng tạo hơn ngay giữa khi đang sống với “đề bài” thú vị này?
Bởi nếu không, bạn định chờ Covid hết và sáng tạo trở lại, đến bao giờ?
Làm việc tại nhà, làm việc từ xa, nếu đề cập đến điều này 3 năm trước, có lẽ chúng ta sẽ phá lên cười. Nhưng giờ, nó là chuyện hiển nhiên. Du lịch, công tác xa nhà, ăn hàng, cà phê hẹn hò… những thứ vốn là một phần trong nhịp sống thường nhật, giờ thuộc về… ký ức.
Những lặp đi lặp lại và nhàm chán này có thể tác động tiêu cực đến khả năng sáng tạo của chúng ta. Chưa kể, căng thẳng về công việc, sức khỏe, chuyện học hành của con cái khiến áp lực lên bộ nào càng nhiều hơn.
Vậy làm sao để sáng tạo khi “không gian” nhiều tháng trời hiện tại đều đăn là lộ trình công ty – nhà rồi lặp lại hay nhiều cá nhân vẫn đang WFH kèm theo cảm xúc bí bách, áp lực hiện tại?
Hãy thử một số cách sau:
Có cảm xúc tiêu cực trong Covid ư? Hãy khai thác nó!
Ngày càng nhiều nhà tâm lý học và nhà khoa học não bộ chia sẻ thêm bằng chứng cho thấy những cảm xúc tiêu cực có thể là một thành phần quan trọng trong bộ công cụ cảm xúc của chúng ta. Đặc biệt, tức giận có thể là một động lực thúc đẩy, tập trung tâm trí và tâm trạng của chúng ta theo những cách hiệu quả và thúc đẩy chúng ta đạt được mục tiêu của mình.
“Tôi tin rằng đại dịch đã hỗ trợ khả năng sáng tạo của tôi bằng cách loại bỏ những phiền nhiễu khiến tôi mất tập trung, thường là một cách hỗn loạn và kiệt quệ. “Trí tưởng tượng được phép xuất hiện khi chúng ta dành thời gian không bị gián đoạn cho những gì chúng ta hy vọng sẽ tạo ra.” Nhiều cá nhân đã chia sẻ những quan điểm vô cùng thú vị về tác động của đại dịch với cách thức tư duy của họ.
Tham gia vào một “hoạt động khác biệt”
Với những người chưa từng thử trải nghiệm các hoạt động liên quan đến nghệ thuật vì nghĩ nó phi thực tế, điều này có thể khiến bạn suy nghĩ lại: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật có thể giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng, thậm chí cải thiện sức khỏe.
Nhiều cá nhân, vô tình tham gia những trải nghiệm mới trong quá trình Covid, với cảm hứng mới mẻ và bất ngờ, đã giúp họ đưa ra những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề không mong muốn.
Khoảng thời gian giãn cách, bạn có thể lựa chọn các “lối thoát biểu cảm” như thử nấu ăn và trình bày đồ ăn, sắp xếp lại không gian sống, xem những series phim tuyệt vời như “Anne with an E” rồi nếu thích có thể review, ngắm bầu trời mỗi ngày qua khung cửa. Những lối thoát biểu cảm này, sẽ có lúc bạn không ngờ, đem đến những trải nghiệm, cơ hội hay định hướng cả đời của bạn, ai mà biết được phải không.
Hoàn toàn “chìm đắm”
Bạn đã bao giờ hoàn toàn chìm đắm trong một hoạt động đến nỗi bạn mất hết cảm giác về thời gian? Bạn có thể đã trải qua một trạng thái tinh thần được gọi là “dòng chảy”, mà nhà tâm lý học Mihály Csíkszentmihályi, định nghĩa là “hoàn toàn tham gia vào một hoạt động vì lợi ích của nó.”
Nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Harvard Teresa Amabile cho thấy những người trải qua trạng thái “chìm đắm” trong một hoạt đông nào đó có mức độ sáng tạo, năng suất và hạnh phúc cao hơn. Amabile phát hiện ra rằng mọi người không chỉ sáng tạo hơn trong trạng thái “đắm chìm”, họ còn chỉ ra rằng có nhiều ngày sáng tạo hơn – cho thấy rằng việc “thả mình” không chỉ nâng cao khả năng sáng tạo trong thời điểm này mà còn nâng cao nó trong thời gian dài. Nói cách khác, ở trong “dòng chảy” rèn luyện chúng ta sáng tạo hơn.
Bạn có thể trau dồi trạng thái dòng chảy mà không cần cố ý cố gắng sáng tạo. Nghĩ về những khoảnh khắc mà bạn có nhiều khả năng mất thời gian nhất: Bạn đang làm gì trong những khoảnh khắc này? Nó sẽ chạy? Đọc một cuốn sách hay? Một lựa chọn được Giorgia Lupi đề xuất trong cuốn sách “OBSERVE, COLLECT, DRAW!”, là tạo một bộ phim tài liệu cá nhân bằng cách vẽ những chi tiết vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Dành thời gian với thiên nhiên
Một nghiên cứu tâm lý học xem xét tác động của thiên nhiên đối với sự sáng tạo đã phát hiện ra rằng dành thời gian chất lượng bên ngoài sẽ cải thiện tiềm năng sáng tạo của con người. Tất nhiên, Covid không cho chúng ta đi xa, thì nhìn ngắm bầu trời qua cửa sổ hoặc ban công mỗi ngày, hít thở không khí (tin vui là đã trong lành lên) và bớt ô nhiễm đi vô cùng nhiều cũng chính là một cách để giúp bạn nạp lại năng lượng và sức sáng tạo.
“Đại dịch này đã cho tôi thêm không gian yên tĩnh để tập trung và kiên trì vào những nỗ lực sáng tạo,” một độc giả đã chia sẻ.
Đôi khi, khi bạn đã thử mọi cách để sáng tạo như gợi ý, nhưng sáng tạo vẫn… chưa đến. Đừng vội nản lòng, hãy học cách chấp nhận và vui vẻ sống chung với… sự nhàm chán. Thành công không bao giờ đến sau một đêm, và nếu có đến, bạn biết là cũng không phải luôn luôn tốt. Vì vậy, hãy kiên nhẫn, thử lại, và tin tưởng. Mọi thứ sẽ từ từ vào đúng vị trí của nó.
Nếu Covid còn kéo dài, người viết tự hỏi, liệu sáng tạo có còn phải một kỹ năng nên có, hay sẽ trở thành kỹ năng sống còn mới? Và khi ta đã có thể sáng tạo ngay trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, thì khi đại dịch kết thúc, cơ hội của bạn còn mở ra thế nào nữa, phải không?
Linh Đàm
—————————————————–
Bài viết tham khảo Harvard Business Review, thể hiện quan điểm của tác giả, thuộc bản quyền linhdam.co. Chúng tôi chào đón chia sẻ của tất cả độc giả.
Riêng với chia sẻ vì mục đích thương mại, đăng bài trên báo mà chưa có sự đồng ý của tác giả là KHÔNG ĐƯỢC PHÉP.
Quý đối tác/bạn đọc có nhu cầu liên hệ với Linh về bản quyền, cơ hội hợp tác, hoạt động thương mại, vui lòng email tới info@linhdam.co hoặc linhngocdam@gmail.com.