Life

Sự nghiệp của chúng ta ảnh hưởng tới con cái thế nào?

Có ba mẹ nào đang đi làm và cảm thấy tội lỗi khi bỏ mất trận bóng đá hay buổi trình diễn piano của con? Tôi cá là có. Gần hai thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 900 chuyên gia về mối quan hệ của họ với công việc và con cái, để nhận thấy rằng kể cả với những bậc phụ huynh có thời gian làm việc dài, điều này cũng không hề gây tổn thương cho con cái họ.

Tuy nhiên, điều gây ảnh hưởng đến con cái là việc cha mẹ bị phân tâm và ám ảnh bởi công việc của họ có tác động nhiều hơn. Với sự có mặt của các thiết bị kỹ thuật số, điều này trở nên rắc rối nhiều hơn. Bài học chỉ ra: Đừng lo về việc bạn có thể tham dự một trận đấu bóng hay buổi diễn piano của con không. Nhưng khi ở bên cạnh trẻ, hãy đặt điện thoại của bạn xuống và thực sự ở bên con.

Khi cảm thấy tội lỗi về việc bỏ lỡ các hoạt động của con bởi lý do thay đổi lịch trình tại nơi làm việc vào phút chót hoặc phải đi đến buổi gặp đột xuất với khách hàng, bạn thường lo lắng rằng những thiếu sót này của bản thân sẽ để lại tổn thương vĩnh viễn cho đứa con bé bỏng của mình.

Nhưng liệu thực tế, công việc của chúng ta ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái như thế nào.

Khoảng hai thập kỷ trước, trong một nghiên cứu khảo sát khoảng 900 chuyên gia kinh doanh từ 25 đến 63 tuổi, trong nhiều lĩnh vực, Jeff Greenhaus của Đại học Drexel và tác giả đã khám phá mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống gia đình và mô tả hai khía cạnh này của cuộc sống- khi nó vừa là đồng minh vừa là kẻ thù của nhau.

Từ việc con người đang càng ngày càng quan tâm một cách xứng đáng tới các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong xã hội, thật dễ hiểu để cân nhắc đến một số phát hiện về cách mà đời sống tình cảm của trẻ em- những “cổ đông” vắng mặt tại công việc của ba mẹ- bị ảnh hưởng như thế nào từ sự nghiệp của ba mẹ chúng.

Phát hiện của họ giúp giải thích những gì được nghiên cứu từ đầu về việc trẻ bị ảnh hưởng như thế nào khi cha mẹ chúng bị công nghệ làm phân tán và tác hại của những căng thẳng trong công việc lên cuộc sống gia đình, đặc biệt là lên trẻ em.

Tuy nhiên những nghiên cứu này bên cạnh việc phân tích mối quan hệ giữa sự nghiệp của cha mẹ và con cái, đồng thời tập trung vào các trải nghiệm bên trọng: các giá trị của việc làm cha mẹ, tầm quan trọng của sự nghiệp và gia đình, sự can thiệp tâm lý của công việc đối với cuộc sống gai đình (có nghĩa, chúng ta vẫn nghĩ về công việc khi chúng ta đang có mặt ở nhà), mức độ liên quan đến khía cạnh cảm xúc trong công việc, quyền quyết định và kiểm soát về các lựa chọn nghề nghiệp.

Tất cả những khía cạnh nghề nghiệp của cha mẹ có mối tương quan với các vấn đề về hành vi của trẻ, là những chỉ số trọng yếu với sức khỏe tâm thần của trẻ. Đáng tiếc, cho tới tận hiện tại, những tác động cụ thể của khía cạnh nghề nghiệp của cha mẹ tới sức khỏe con cái vẫn chưa được ưu tiên nghiên cứu sâu. Dưới đây là một số điểm nổi bật từ nghiên cứu này.

Đối với cả các bậc làm cha và làm mẹ, nghiên cứu cho thấy sức khỏe tinh thần của trẻ em cao hơn khi cha mẹ tin rằng gia đình nên được ưu tiên hàng đầu, bất kể thời gian làm việc của từng cha mẹ. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng trẻ em có xu hướng tốt hơn khi cha mẹ coi công việc như một thử thách và động lực cho sự sáng tạo, sự thích thú, và không quan trọng đến khối lượng thời gian dài hay ít dành cho công việc. Và, không có gì ngạc nhiên khi nghiên cứu đồng thời cho thấy trẻ em tốt hơn khi cha mẹ có thể sẵn sàng có mặt “một cách vật lý” với trẻ.

Trẻ em có nhiều khả năng bộc lộ các vấn đề về hành vi nếu cha của chúng quan tâm quá mức vào sự nghiệp, bất kể có dành nhiều hay ít thời gian. Và sự can thiệp về nhận thức của người cha đối với công việc của gia đình hay thời gian thư giãn – tức là sự sẵn sàng về tâm lý của người cha hoặc sự hiện diện của người cha, điều đáng chú ý là sự hiện diện này sẽ “vắng mặt” nếu người cha sử dụng các thiết bị điện tử – cũng có liên quan đến việc trẻ gặp các vấn đề về cảm xúc và hành vi. Mặt khác, ở mức độ mà một người cha hoàn thành tốt và cảm thấy hài lòng với công việc của mình, con cái của họ có khả năng biểu hiện tương đối ít các vấn đề về hành vi, một lần nữa, không phụ thuộc vào thời gian làm việc của người cha.

Với các bà mẹ, ngược lại, những người có quyền và khả năng quyết định mức độ linh hoạt trong công việc có liên quan đến những đứa trẻ khỏe mạnh hơn về mặt tinh thần. Đó là, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em được hưởng lợi nếu mẹ của chúng kiểm soát được những gì xảy ra với chúng khi họ đang làm việc. Hơn nữa, điều thú vị là các bà mẹ dành thời gian cho bản thân – để thư giãn và chăm sóc chính mình – chứ không phải quá nhiều vào việc nhà, có liên quan đến kết quả tích cực cho trẻ.

Đó không chỉ là vấn đề của những bà mẹ ở nhà so với nơi làm việc, đó là những gì họ làm khi họ ở nhà với thời gian không đi làm. Nếu các bà mẹ không ở bên con cái của họ để họ có thể tự chăm sóc mình, thì không có gì ảnh hưởng xấu đến con của họ. Nhưng ở mức độ mà các bà mẹ làm việc nhà, trẻ em có nhiều khả năng bị các vấn đề về hành vi vây hãm.

Vai trò truyền thống của người cha và người mẹ chắc chắn đang thay đổi kể từ khi các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu này. Nhưng vẫn có trường hợp phụ nữ gánh nhiều hơn gánh nặng tâm lý về trách nhiệm làm cha mẹ.

Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng dành thời gian chăm sóc bản thân thay vì lao động thêm công việc nhà sẽ giúp tăng cường năng lực chăm sóc con cái của các bà mẹ.

Và các ông bố có thể mang đến những trải nghiệm lành mạnh cho con cái khi họ có mặt về khía cạnh tâm lý với trẻ và khi ý thức về năng lực và sức khỏe của những ông bố được nâng cao nhờ công việc.

Tin tốt trong nghiên cứu này là những đặc điểm này đời sống công việc của các cha mẹ, ít nhất ở một mức độ nào đó, nằm trong tầm kiểm soát của họ và hoàn toàn có thể thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi thấy trong nghiên cứu của mình rằng thời gian cha mẹ dành cho công việc và chăm sóc con cái – những biến số thường khó làm hơn nhiều, xét theo điều kiện kinh tế và ngành – không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ.

Vì vậy, nếu cha mẹ quan tâm đến việc nghề nghiệp của mình đang ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của con cái, cha mẹ có thể và nên tập trung vào giá trị mà mình đặt vào nghề nghiệp cũng như thử nghiệm những cách sáng tạo để sẵn có, về thể chất và tâm lý, cho con cái mình, mặc dù không nhất thiết phải dành nhiều giờ hơn với họ. Khái niệm về thời gian chất lượng là có thật.

Stewart D. Friedman là một nhà tâm lý học về tổ chức tại Đại học Wharton. Ông là đồng tác giả của “Parents Who Lead”.

Bài viết dịch theo bài viết gốc trên HBR: https://hbr.org/2018/11/how-our-careers-affect-our-children

Linh Đàm

Bài viết đồng thời được đăng tải trên Medium.

—————————————————–

Bài viết thuộc bản quyền Linhdam.Co. Chào đón chia sẻ của độc giả.

Riêng với chia sẻ vì mục đích thương mại, đăng bài trên báo mà chưa có sự đồng ý của tác giả là KHÔNG ĐƯỢC PHÉP. Quý đối tác/bạn đọc có nhu cầu liên hệ với Linh về bản quyền, cơ hội hợp tác, hoạt động thương mại, vui lòng email tới info@linhdam.co hoặc linhngocdam@gmail.com.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ทีเด็��