Marketing

Đi sâu vào linh hồn thương hiệu của bạn

Trong thế giới cạnh tranh với nhịp độ khủng khiếp ngày nay, xây dựng thương hiệu vẫn là một xu thế phát triển. Đầu tiên, chúng ta học cách xác định các concept trong xây dựng thương hiệu, sau đó các công ty bắt đầu xây dựng thương hiệu cho chính mình khi họ cống hiến các vị trí cho thực tiễn. Giờ đây, chúng ta thấy rằng những thương hiệu thành công nhất là những thương hiệu không chỉ triển khai các chiến dịch xây dựng thương hiệu, họ đi xa hơn thế: Họ có linh hồn.

Bạn có thể hỏi một thương hiệu có linh hồn là gì? Một thương hiệu có linh hồn sẽ chia sẻ đam mê và động lực với khách hàng của nó. Thay vì đơn giản tạo ra một nhận diện thương hiệu, thương hiệu với tâm hồn tìm cách kết nối thực sự với người tiêu dùng.

Vài năm trở lại đây, Laurence Knight, người sáng lập tại Fletcher Knight đã nảy ra ý tưởng “xây dựng thương hiệu có linh hồn”. Ông nói rằng các thương hiệu tích hợp trong cộng đồng có thể nuôi dưỡng những kết nối tâm hồn này. Một thương hiệu có linh hồn có một lượng người hâm mộ đồng cảm, khác với việc là một thương hiệu lớn và fan đi theo sau. Nosic ách khác, một thương hiệu có linh hồn sẽ khách một doanh nghiệp nói rằng “Hello, đây là chúng tôi, bây giờ hãy mua hàng của chúng tôi đi”.

Thay vào đó, thương hiệu tự định vị mình ngang hàng với người tiêu dùng bằng cách hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và cung cấp các sản phẩm mà thương hiệu đó cũng nhiệt tình. Khi làm marketing tới phụ nữ, một thương hiệu có linh hồn sẽ hiểu nhiều hơn sự thất rằng phụ nữ đóng góp 12.000 tỷ USD mỗi năm trong chi tiêu toàn cầu. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, điều quan trọng không chỉ là thu hút tất cả mọi phụ nữ ngoài kia, mà còn phải hiểu niềm tin, nhu cầu và hành vi của họ.

Thương hiệu có tâm hồn mở ra nhiều thứ bên cạnh kinh doanh cho doanh nghiệp

Linh hồn thương hiệu, không chỉ là một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thương hiệu tương tác với khách hàng bằng cách chấp nhận phản hồi. Nó cũng thể hiện cam kết của mình với cộng đồng; một số làm như vậy bằng cách ủng hộ một lý do nào đó. Ví dụ, giầy Toms quyên góp 1 đôi giày cho các trẻ em khó khăn với bất cứ đôi giầy được bán nào. Costco tập hợp những cá nhân có cùng chí hướng muốn đạt được thỏa thuận tốt về những thứ họ cần. Pepsi kết nối với người hâm mộ không chỉ bằng đồ uống; nền tảng âm nhạc của nó thúc đẩy mọi người thể hiện bản thân.

Manoj Fenelon, giám đốc tại Pepsi cho biết, các nhà lãnh đạo thương hiệu muốn kết hợp linh hồn và các sáng kiến của họ phải chia sẻ được “Cảm giác hiện hữu” với người mua để họ trở thành một lực lượng có chung mục tiêu- và đó là lúc các thương hiệu khác có thể sẩy chân trong ngắn hạn.

KoAnn Vikoren Skrzyniarz, người tạo ra cộng đồng thương hiệu bền vững cho biết, thế giới đang thay đổi và mọi người yêu cầu tính minh bạch và xác thực hơn từ các thương hiệu họ chọn. Do đó, các công ty cần phải điều chỉnh những gì thương hiệu của họ hứa hẹn với cách nó được xây dựng và cách nó cũng cấp những cam kết của mình… Tất cả đều hướng đến tương lai.

Xác định tương hiệu của bạn, sau dó đào sâu hơn

Chìa khóa là khám phá và thể hiện thương hiệu của bạn, sau đó đào sâu hơn nữa. Giá trị nào khách hàng đang tìm kiếm từ thương hiệu của bạn? Làm sao nó có thể trở nên có giá trị hơn đối với khách hàng của bạn? Bạn có thể làm gì để khiến người khác đánh giá cao những gì thương hiệu của bạn cung cấp? Hỏi nhóm lãnh đạo của bạn những câu hỏi này có thể giúp bạn hiểu được trái tim và linh hồn thương hiệu của bạn.

Linh Đàm

Nguồn: Forbes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ทีเด็��