Art

Khoảng trống vĩ đại

Ảnh của Thời báo New York

Giới thiệu của Michael Kimmelman

Lời đề từ của người dịch

Những ngày tháng 3 Việt Nam, như nhiều nơi khắp thế giới – phong tỏa vì loại virus ngỡ chỉ có trong phim viễn tưởng, hoặc nếu có cũng còn lâu mới đến… tôi đều đặn cập nhật tin tức, không nhiều, nhưng mỗi khi có dịp lại thường khẽ nén những tiếng thở dài: Thế giới u ám và tăm tối quá. 

Thế giới trước kia với đầy tiếng cười, màu sắc, âm thanh và cung bậc. Thế giới ấy trở nên xa lạ với câu chuyện cái chết, sự chia xa, tiếng khóc, những mảng màu xám và rất ít xao động. Chúng ta, thật sự cần thêm những câu chuyện đẹp, nhiều hy vọng. Tôi đi tìm. Cho đến khi dừng lại ở một đường link từ New York Times! Dừng lại và cứ đau đáu mãi.(*)

Và giờ mời bạn cùng tôi du hành tới một thế giới khác- thế giới với đầy nỗi trống rỗng vô tận, khắp nơi, nhưng đẹp nghẹt thở phía dưới.

Nỗi trống rỗng được bắt lại qua những góc máy có lẽ vừa tài năng, vừa thấu cảm.

Từ New York Times. 

—————————-

Vào những năm 1950, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York tổ chức một triển lãm ảnh nổi tiếng có tên là “Gia đình của người đàn ông”. Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thế giới, chương trình, lấp đầy bằng hình ảnh của con người, những âm thanh ồn ào ngợi ca nhân loại, sự kiên cường và những kết nối chung. 

Ngày nay, một đại dịch toàn cầu khác đã khiến sự khan hiếm trở thành điều kiện cần thiết cho sự sống còn của loài người. Các quán cà phê nên thơ dọc bờ kênh Navigli ở Milan đóng cửa im lìm- cũng như người Milan từng thảnh thơi nhâm nhi rượu khai vị bên bờ kênh, giờ ở nhà. Quảng trường Thời đại tại New York giờ chẳng khác một thị trấn ma, điều tương tự đang xảy ra với Trung tâm London hay Quảng trường Concorde- Paris trong những buổi sáng mặc nhiên vội vã trước đây, giờ vắng lặng. 

Tất cả những bức ảnh sau đây sẽ đều kể cùng một câu chuyện: Ngôi đền ở Indonesia; Sân bay Haneda ở Tokyo; Các nhà hàng phong cách Mỹ ở New Jersey. Sự trống rỗng, giờ sinh sôi và lây lan nhanh như virus. 

Thời báo Times gần đây có gửi các nhiếp ảnh gia đi khắp nơi trên thế giới để ghi lại khoảnh khắc của những quảng trường, các bãi biển, hội chợ, nhà hàng, rạp chiếu phim, thánh đường du lịch và nhà ga- những nơi từng nhộn nhịp. Các không gian công cộng, như chúng ta đang nghĩ về chúng bây giờ, có vẻ đang tìm lại khởi nguồn của chúng về những năm tháng từ khi người Hy Lạp cổ đại bắt đầu hội họp ngoài trời tại các agora (**). Không dễ để dịch, từ “agora” trong tiếng Homer gợi ý về nghĩa “tập hợp”. Sau cùng, nó được dùng để ám chỉ một quảng trường hoặc không gian mở ở trung tâm của một thị trấn hoặc thành phố, nơi mà nếu không có nó người Hy Lạp sẽ không còn coi là một thị trấn hay thành phố như đúng nghĩa của nó, mà chỉ là tập hợp của những ngôi nhà và đền đài. 

Hàng ngàn năm sau, các quảng trường công cộng và các không gian khác giữ nguyên như chuông và nam châm, nhưng nơi mà chúng ta hướng về để tìm kiếm niềm vui và sự an ủi, để thẩm thấu không khí tập thể, để ăn mừng, và cả phản đối. Sau các cuộc nổi dậy tại Quảng trường Thiên An Môn, Quảng trường Taksin và khắp mọi nơi, những người biểu tình “áo gile Vàng” tại Paris thể hiện nỗi bất bình của công chúng năm ngoái không phải bằng cách lập nên trang web GoFundMe mà bằng cách chiếm lấy và kiểm soát các trang web công cộng như Place de la Republique của Quảng trường Republicqué và Place de l’Opéra của Quảng trường Nhà hát Garnier ở Paris.   

Cả hai quảng trường này được xây dựng trong thế kỷ 19 như một phần trong kế hoạch tổng thể bởi một quan chức Pháp, Nam tước Georges-Eugène Haussmann, người đã kiến trúc lại những vùng đất rộng lớn của Paris sau khi thành phố thông qua đạo luật sức khỏe mới vào năm 1850 để chiến đấu với bệnh dịch. Bên cạnh các loại virus và các thảm họa thiên nhiên khác, các thành phố trên khắp thế giới đã từng sắp đặt lại cơ sở hạ tầng cũng như viết lại các quy định phân vùng để đảm bảo có thêm ánh sáng và không khí, tạo ra nhiều không gian công cộng, các tòa nhà và địa điểm khác, bao gồm một số trong những bức ảnh này, nhưng nơi từng hứa hẹn sẽ cải thiện phúc lợi công cộng và điều đó đại diện cho những ngưỡng vọng mới của khát vọng con người. 

Bên cạnh virus và các thảm họa thiên nhiên khác, các thành phố trên khắp thế giới đã nhiều lần nghĩ ra cơ sở hạ tầng mới và viết lại các quy định phân vùng để đảm bảo nhiều ánh sáng và không khí hơn, và tạo ra các không gian công cộng, các tòa nhà và các địa điểm khác, bao gồm một số trong những bức ảnh này, hứa sẽ cải thiện phúc lợi công dân và điều đó đại diện cho biên giới mới của khát vọng công dân.

Sự trống rỗng hiện hữu này, nhu cầu cần thiết về sức khỏe cộng đồng này, có thể gây ra “phản địa đàng” (***), không tiến triển nhưng tiềm năng, nó cũng đồng thời gợi ý bằng cách gây chú ý cho những chuyên gia và giữ khoảng cách, chúng ta có lẽ vẫn chưa đến mức mất năng lực đoàn kết vì lợi ích chung. Rốt cuộc, Covid-19 không “bỏ phiếu” theo đảng phái. Những hình ảnh này thực sự ám ảnh, giống như những khung cảnh tĩnh từ các bộ phim về bệnh dịch và ngày tận thế. Dù có thể trong một số trường hợp, chúng là hy vọng. 

Chúng đồng thời nhắc nhở ta về việc cái đẹp đòi hỏi sự tương tác giữa người với người. 

Tôi không hề có ý rằng các tòa nhà, khu hội chơ, nhà ga và đền đài không hề đẹp khi chúng trống không. Một vài trong số những địa điểm này, như nhiều những tác phẩm nhiếp ảnh khác, thực sự là một sản phẩm nghệ thuật. Ý tôi là những tòa nhà vắng lặng, những quảng trường và bãi biển này là những gì mà sách giáo khoa lịch sử nghệ thuật, quảng cáo của những khách sạn cổ, nơi ẩn náu xán lạn hay các tạp chí du lịch thường có xu hướng đề cập. Sự trống rỗng này khơi lên cảm giác tồn tại nhưng tách biệt hoàn toàn khỏi sinh hoạt của loài người hay sự hỗn loạn thường xuyên của đời sống hàng ngày. Chúng tạo ra những tưởng tượng về một trải nghiểm gần giống với sự kỳ diệu khi những nhà thám hiểm xa xưa đi dạo trên tàn tích còn lại của nền văn minh đã mất. 

Chúng gợi nên sự lãng mạn của đổ vỡ. 

Vẻ đẹp giờ đây dường như đòi hỏi điều gì đó khác hơn. 

Hay đó là những gì chúng ta được ban tặng.

Và rồi sẽ đến khoảnh khắc, khi ta trở lại. 

https://static01.nyt.com/newsgraphics/2020/03/18/empty-spaces/assets/images/emptyspaces-05-2000_x2.jpg
London
Hình ảnh giờ cao điểm hiện tại sẽ trông như thế này  trong một đô thị lớn.
Andrew Testa cho Thời báo New York
Munich
Một tàu điện ngầm không người đi lại.
Laetitia Wrapson cho Thời báo New York
Matxcơva
Các ghế ngồi trống không tại buổi diễn tập và giữ nguyên như thế với buổi biểu diễn trực tuyến.
Serge Ponomarev cho Thời báo New York
Bắc Kinh
Một người đơn độc ăn tối trong khu phố từng nổi tiếng với cuộc sống về đêm.
Gilles Sabrié cho Thời báo New York
Caracas
Ngày thứ hai cách ly toàn quốc tại Venezuela.
Adriana Loureiro Fernandez cho Thời báo New York
Los Angeles
Một đại dương không thay đổi, một bãi biển hầu như không thể nhận ra (vì bỗng nhiên trống không) ở Santa Monica.
Philip Cheung cho Thời báo New York
Barcelona
Chim bồ câu đã có Las Ramblas cho mình (Không phải chen lấn với người).
Maria Contreras  Coll cho Thời báo New York
New Jersey
Nhà hàng ăn kiểu Mỹ ở West Orange đã mở cửa – nhưng chỉ để mang đi.
Bryan Anselm cho Thời báo New York
Srinagar, Ấn Độ
Trong một mùa du lịch không khách du lịch, với những chiếc thuyền không hành khách.
Atul Loke cho Thời báo New York
Bangkok
Đường phố sợ hãi trong một thành phố quen thuộc với du khách Trung Quốc từ Vũ Hán.
Amanda Mustard cho Thời báo New York
Berlin
Bạn hãy giữ khoảng cách: Lời cầu xin từ chính phủ Đức.
Emile Ducke cho Thời báo New York
New Delhi
Một ngày tại hội chợ ở Red Fort.
Saumya cho Thời  báo New York
Rome
Tầm nhìn từ các bậc thềmTây Ban Nha.
Alessandro Penso cho Thời báo New York
Washington
Ngay cả trong mùa hoa anh đào nở rộ, Đài tưởng niệm Lincoln cũng không còn hút khách.
Alyssa Schukar cho Thời báo New York
Tokyo
Khi thế giới ngừng di chuyển.
Noriko Hayashi cho Thời báo New York
Seoul
Đợt bùng phát tại Hàn Quốc, trong nhiều tuần, là đợt tồi tệ nhất với một quốc gia bên ngoài Trung Quốc.
WooHae Cho Thời báo New York
Seattle
Quán bánh mì kẹp xúc xích như thể không phải là điểm ghé thăm với những du khách tháp Space Needle
Grant Hindsley cho Thời báo New York
Milan
Kênh Navigli, nơi người Milan thường tụ tập vào cuối ngày.
Alessandro Grassani cho Thời báo New York
San Francisco
Cư dân California đã được lệnh ở nhà.
Rozette Rago cho Thời báo New York
Rawalpindi, Pakistan
Không có standee, và vài người ngồi ghế.
Saiyna Bashir cho Thời báo New York
New York
Một trung tâm trung chuyển lớn, Oculus, trong một thành phố không còn di chuyển.
Victor J. Blue cho Thời báo New York
Yangon, Myanma
Không có gì để xem ở đây: Khách du lịch thường đến để chiêm ngưỡng tâm nhìn paronama- toàn cảnh.
Minzayar Oo cho Thời báo New York
Sao Paulo
Chương trình điện ảnh cuối cùng, hoặc một trong số chúng, trước khi các rạp chiếu phim đóng cửa.
Victor Moriyama cho Thời báo New York
Siem Reap, Campuchia
Không có chuyến thăm nào đến Angkor Wat và cũng không những bữa tiệc ăn mừng tại Pub Street sau cùng.
Adam Dean cho Thời báo New York
Sydney, Úc
Hoàng hôn- thời điểm chụp ảnh đã từng là đông đúc nhất ở Nhà hát con Sò.
Matthew Abbott cho Thời báo New York
Hồng Kông
Một điểm quan sát phổ biến, nhưng giờ đã ít người tham gia.
Lam Yik Fei cho Thời báo New York
Yogyakarta, Indonesia
Chỉ có các tòa nhà cần bảo vệ tại một quần thể đền.
Ulet Ifansasti cho Thời báo New York
Paris
Tầm nhìn vẫn còn đó, nhưng người xem đã vắng đi
Andrea Mantovani cho Thời báo New York
Bogotá, Colombia
Một giao lộ trống kể câu chuyện về thành phố bị phong tỏa.
Federico Rios cho Thời báo New York
Teheran
Chúc mừng năm mới: Năm mới của người Ba Tư ở Iran.
Arash Khamooshi cho Thời báo New York

Chú thích của người dịch:

(*) Bài báo này của New York Times lập tức khiến tôi nhớ lại một trích đoạn cũng đẹp vô cùng trong bộ phim xưa cũ: Vẻ đẹp Mỹ – American Beauty. Trong phim, có đoạn nhân vật chính đã từng thốt lên thế này về thế giới: 

“Sẽ rất khó khăn để trở nên điên rồ khi thế giới vẫn còn đầy vẻ đẹp đến thế. Đôi khi tôi cảm thấy nhưng mình đang cảm nhận được tất cả cùng một lúc, và điều ấy quá sức đến độ trái tim tôi căng đầy như một quả bóng muốn nổ tung. Và rồi tôi tự nhủ hãy hít thở, ngừng lại việc cố gắng gồng lên để giữ lấy tất cả. Tôi chỉ để mọi thứ đi qua mình như một cơn mưa. Và rồi tôi không còn cảm thấy điều gì ngoài lòng biết ơn với từng khoảnh khắc trong cuộc sống nhỏ bé và ngốc nghếch của tôi. Có thể, bạn không hiểu tôi đang nói về cái gì, mà không tôi chắc chắn bạn không hiểu. Đừng lo, một ngày nào đó bạn sẽ hiểu!”

(**)Agora là nơi lộ thiên để hội họp ở các thành bang Hy Lạp thời cổ xưa. Trong lịch sử Hy Lạp, ngay từ thế kỷ thứ 9 tới thứ 7 trước Công nguyên, các công dân là người nam tự do phải tập họp ở agora để nhận lệnh thi hành nghĩa vụ quân sự hoặc nghe công bố các quyết định của nhà vua hoặc của hội đồng.

Sau này agora được dùng làm nơi họp chợ, nơi những người buôn bán dựng các quán để bán hàng của mình giữa các hàng cột.

(***)Dystopia (phản địa đàng) là từ gốc Hy Lạp, dùng để chỉ các xã hội, các thế giới phát triển theo hướng tiêu cực hoặc đáng sợ. Dịch thô ra, dystopia là “nơi không tốt.” Các xã hội dystopia xuất hiện nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt các tác phẩm lấy bối cảnh tương lai. 

Linh Đàm

Theo The New York Times

https://www.nytimes.com/interactive/2020/03/23/world/coronavirus-great-empty.html?fbclid=IwAR1VTBjiOTZIBUWi6-d4wyl6SNrCcMbiOTrPSsj2IjAb4L_7MvG0RnI1gRg

Bài viết gốc: Khoảng trống vĩ đại – Những hình ảnh trống rỗng vô tận nhưng đẹp tới ngạt thở giữa đại dịch Covid-19– CafeBiz, Tháng 3/2020

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ทีเด็��