Life

Sống dưới mức thu nhập

Điều bí mật tưởng như đã được nhắc đi nhắc lại quá nhiều, nhưng không vì thế mà trở nên dễ dàng hơn.

Truyền thông thích vẽ nên một bức tranh hào nhoáng để định nghĩa về sự giàu có: những biệt thự đồ sộ, xe sang đắt tiền, những công ty khởi nghiệp nổi tiếng hay cương vị quản lý tại những tập đoàn lớn. Nếu bạn thật sự tin vào những định nghĩa này, giấc mơ giàu có dường như là không tưởng với bạn. Nhưng sự thật thì hầu hết những người “giàu” sống một cuộc sống rất bình dị. Thậm chí bạn còn không biết họ giàu vì họ chẳng giống bất cứ định nghĩa xã hội nào. Hầu hết những người giàu cũng giống như bạn và tôi. Họ đơn giản sở hữu một bí mật, vô cùng hiệu quả và giản dị về giàu có.

Bí mật để trở nên giàu có

Vâng, và bí mật ấy thật ra chẳng có gì quá ghê gớm. Đơn giản là: sống dưới mức thu nhập của bạn!

Warren Buffet hiện vẫn đang sống trong căn hộ tại Omaha ông mua từ 1958 với giá 31.500 USD. Giáo sư David Cheriton của đại học Stanford, một trong những người đầu tiên mua cổ phiếu Google và trở thành tỉ phú, vẫn đang tự cắt tóc cho bản thân minh. 

Vậy đấy: Bạn càng chi tiêu ít bao nhiêu so với những gì bạn kiếm được bấy nhiêu, bạn càng sớm có đủ tiền để làm bất cứ điều gì bạn muốn.

Thật ra, “sống dưới mức thu nhập” là quan điểm không mới. Nhưng không vì đã cũ mà việc thực hành “sống dưới mức thu nhập” trở nên dễ dàng. Những “đại gia” bạn từng thấy sở hữu những biệt thự đồ sộ, xe sang đắt tiền có thể đang phải chật vật với những khoản nợ khổng lồ. Điều đó có nghĩa các “đại gia” này đang vi phạm những nguyên tắc cơ bản của sự giàu có. Họ không giàu. Thậm chí họ nghèo vì đang mắc nợ. 

Thách thức nằm ở chỗ bạn có đủ tỉnh táo để nhận ra việc chạy theo những người đang “sống trên mức thu nhập” này không làm bạn thực sự trở nên giàu có. Sự giàu có đích thực đến từ việc tiêu ít hơn những gì bạn có, lần này đến lần khác, tháng này đến tháng khác, năm này đến năm khác. Đó là một quá trình kéo dài, mệt mỏi và cũng vui vẻ cho lắm. Nhưng đó là cách chắc chắn nhất để đạt được những mục tiêu tài chính lớn nhất của bạn.

Những cách thức để có thể sống dưới mức thu nhập

Nhưng sống dưới mức thu nhập có phải là khăng khăng giữ lại chiếc ghế cũ từ thời sinh viên hơn là sắm một bộ sofa êm ái? Đó chỉ là một trong những ví dụ. Bạn không cần thiết phải sống kham khổ để trở nên giàu có. Còn rất nhiều cách thức khác để bạn có thể thực hành việc cắt giảm chi tiêu của mình nhưng không quá ảnh hưởng đến lối sống hiện tại: 

  • Cắt giảm những hoá đơn hàng tháng: Chuyển sang một công ty điện thoại với chi phí thấp hơn. Huỷ dịch vụ truyền hình cáp. Công nghệ giúp con người ngày nay có thể tận dụng nhiều lợi ích từ nó, và bạn cũng có thể thử.
  • Đặt những chế độ tiết kiệm từ động từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm ngay từ đầu mỗi tháng. Điều này bắt buộc bạn phải chi tiêu ít đi.
  • Tăng tỉ lệ tiết kiệm của bạn lên 1% sau mỗi sáu tháng: Đặt lời nhắc để bản thân có thể ghi nhớ. Việc tăng với tỉ lệ nhỏ này chưa chắc đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, nhưng số tiền tiết kiệm có thể sẽ biến thành một khoản kha khá sau một thời gian.
  • Chuyển 50% những khoản thu nhập ngoài/tăng thêm của bạn vào tiết kiệm: Bạn sẽ vẫn có thể nâng cao chất lượng của bạn, nhưng với một cách thức bền vững hơn.

Định nghĩa lại sự giàu có

Cốt lõi của tất cả những cách thức này là định nghĩa lại thế nào là giàu có. Nếu bạn cần một ngôi nhà lớn, một chiếc xe thật xịn để cảm thấy giàu có, những lời khuyên trên hẳn khó hữu ích với bạn. Nhưng nếu “giàu có” với bạn có nghĩa là có thời gian với bạn bè, gia đình, để đi du lịch, để làm những việc bạn thích và ngừng lo lắng về tiền bạc, thì hãy sống dưới mức thu nhập của bạn. Và tự do thật sự chính là khả năng đưa ra những lựa chọn trong cuộc sống khiến bạn hạnh phúc. Cắt giảm chi tiêu mang lại tiền trong túi bạn, để bạn có thể tự do chi tiêu trở lại. 

Và đó là câu chuyện cũ rích (nhưng sẽ vẫn được nói tiếp) về bí mật của những người giàu.

Linh Đàm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ทีเด็��