Business Marketing What Matters

Nỗi đau của bạn, là gì?

Giữa lúc chỉ còn 5 ngày là kết thúc quý III, Spotify cũng vừa vặn giới thiệu campaign mang tên: Quý 4 đang “vẫy gọi”. (Q4 is calling).

Nhưng có phải chỉ Spotify đang chuẩn bị cho Quý IV? Tất nhiên là không.

Quý IV- thời điểm cuối năm với nhiều lễ hội, thường là lúc nhu cầu tiêu dùng, đầu tư tăng cao, đầy tiềm năng với doanh nghiệp. Đồng thời, mọi áp lực từ 3 quý đầu năm cũng dồn lại. 2024 vốn không phải một năm dễ dàng (Ta đều biết những gì nền kinh tế vừa trải qua). Áp lực bù đắp thiếu hụt về kinh doanh do đó, cũng hiển nhiên.

Không chỉ thế, yêu cầu “kiểm toán” hoạt động cũng đến hạn: Hoạt động nào cần tiếp tục, hoạt động nào cần cắt giảm? Việc đánh giá cả năm không phải việc có thể thực hiện hời hợt.

Báo cáo Gartner chỉ ra, top 3 ưu tiên kinh doanh của các CEO trong 2024 bao gồm: Tăng trưởng – Công nghệ – Nhân sự. Điều này cũng quá rõ ràng, còn cần ưu tiên hàng đầu nào hơn tăng trưởng trong thời điểm này?

Nhưng khi ngồi xuống cùng các đối tác để “audit” hoạt động marketing 3 quý, từ đó chuẩn bị cho quý 4 và 2025, có một số những “nỗi đau” được chia sẻ – khá giống nhau:

1. Tại sao hoạt động marketing, không hỗ trợ kinh doanh?

2. Tại sao ngân sách marketing lớn, nhưng không tối ưu, thành lãng phí?

3. Tại sao ngân sách marketing nhỏ, và không thấy tác dụng?

4. Tại sao hiệu quả marketing ngắn hạn? Nhanh lỗi thời? Phụ thuộc?

5. Tại sao tưởng “bắt trend”, thành “kém duyên”, suýt thành khủng hoảng?

6. Tại sao mãi chưa “NÓI RA” được câu chuyện, thế mạnh của sản phẩm, công ty?

7. Tại sao điều này lặp lại, năm này qua năm khác, quý này qua quý khác?

Credit: Portrait of Dr. Gachet – Van Gogh (1890)

Bản thân cũng vận hành business, Linh hiểu và đồng cảm với trăn trở của mọi người. Thật ra, những nỗi đau này, không dễ để giải quyết trong một sớm, một chiều. Nhưng nếu trước kia, Linh chưa thể hệ thống thành guideline, thì giờ, Linh đã có thể gợi ý mọi người tham khảo “Marketing Matters”. Đặc biệt 5 chương đầu, tập trung vào những vấn đề và nỗi đau nền tảng kể trên. Về việc tiếp cận marketing, bắt đầu từ đâu, mối quan hệ giữa Marketing và Kinh doanh, cách cân đối giữa Brand và Performance…

Nhưng nếu các doanh nhân bận đến mức, chưa thể dành thời gian để tìm hiểu ½ cuốn sách này, có một câu hỏi Linh hay đặt ra khi lắng nghe những “nỗi đau” trên, rằng:

Với kỳ vọng kết quả đầu ra (output) khác đi, anh/chị đã thay đổi cách tiếp cận đầu vào (input)?

Hay mọi người vẫn đang đưa vào một input cũ, và kỳ vọng output sẽ mới? Và rồi kết quả vẫn không thay đổi, anh/chị buồn phiền không kém bác sĩ Gachet, nhưng chưa biết thay đổi từ đâu.

Còn bạn thì sao, bạn có thấy mình trong những “nỗi đau” như Linh vừa kể trên?

Hay nỗi đau của bạn, là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ทีเด็��